Tư vấn nồi dùng cho bếp từ

  • Bếp từ khác với bếp gas thông thường, nó đòi hỏi cao về việc chọn nồi vì không phải loại nào cũng có thể tương thích. Và để giúp chị em nội trợ tìm kiếm được loại nồi phù hợp nhất với bếp từ của nhà mình, MESMART sẽ chỉ ra những yếu tố đặc trưng bạn cần quan tâm khi chọn mua trong bài viết sau đây.

Tìm kiếm dấu hiệu induction dưới đáy hoặc trên tem sản phẩm

Nồi sử dụng được trên bếp từ sẽ có dấu hiệu induction hoặc biểu tượng lò xo. Thông thường, những dấu hiệu này sẽ được bố trí dưới đáy nồi hoặc trên tem sản phẩm có ghi rõ nồi có thể sử dụng được cho bếp từ. Vì thế, khi mua sản phẩm, bạn nên tìm kiếm kĩ ở những vị trí này để chắc chắn hơn.

Kí hiệu induction cho thấy đây là loại nồi có thể sử dụng với bếp từ

Dùng nam châm để nhận biết

Bạn chỉ cần dùng một thỏi nam châm đặt dưới đáy nồi. Nếu thỏi nam châm và đáy nồi hút nhau, thì bạn có thể yên tâm và sử dụng cho bếp từ được rồi. Ngược lại, nếu nam châm và đáy nồi “không nhìn mặt nhau” thì xin chia buồn với bạn nhé!

Nam châm và đáy nồi “hút” vào nhau chứng tỏ nồi có nhiễm từ tính

Nồi có thể sử dụng cho bếp từ

Bếp từ hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng dòng Fu-cô để làm nóng thức ăn theo chiều từ đáy nồi lên. Với cách hoạt động này, bếp từ chỉ có tiếp nhận những loại nồi mang đặc tính nhiễm từ. Bạn có thể tham khảo một số loại sau:

– Nồi được làm từ inox 430 hoặc đáy có lớp inox 430 sẽ có đặc tính cơ bản là nhiễm từ vì trong thành phần có chứa sắt. Với loại nồi này, để chắc chắn hơn bạn có thể thử từ tính với nam châm.

 

Nồi với chất liệu inox 430 cao cấp, đáy 3 lớp tương thích với bếp từ

– Nồi được làm bằng gang hoặc gang tráng men cũng có thành phần chứa sắt nên sử dụng được với bếp từ. Tương tự nồi inox, bạn cũng dùng nam châm để kiểm tra từ tính của nồi, chảo bằng gang.

Nồi gang có thành phần sắt cũng được chứng nhận có từ tính

Nồi không thể sử dụng cho bếp từ

Theo như những cách định nghĩa ở trên thì những loại nồi không nhiễm từ tính sẽ không thể sử dụng trên bếp từ. Do đó, nếu căn bếp của bạn đã trang bị bếp từ thì cần tránh xa nồi nhôm, nồi thủy tinh, nồi đất.

Nồi thủy tinh tuy đẹp nhưng chỉ có thể dùng cho bếp gas mà thôi

Sử dụng đĩa từ

Nếu đã lỡ sắm sửa nồi nhôm, nồi thủy tinh hay nồi đất thì bạn có thể “chữa cháy” bằng cách sử dụng đĩa từ. Đây là thiết bị hỗ trợ giúp bếp từ nhận nồi không nhiễm từ tính. Cơ chế hoạt động lúc này là bếp từ làm nóng đĩa từ và đĩa từ như vật trung gian, sẽ làm nóng lại cho nồi ở trên.

Đĩa từ giúp hỗ trợ trong trường hợp bạn chưa kịp trang bị bộ nồi nấu ăn tương thích

Khi lựa chọn nồi chảo cho bếp từ cần lưu ý thêm

– Bếp từ rất tiện dụng cho việc nấu nướng nhưng lại khá “khắt khe” trong việc chọn lựa nồi chảo, vì thế bạn cần đặc biệt chú ý khâu sắm sửa thiết bị kèm theo này.

– Loại nồi, chảo dày từ 3 đáy trở lên với bề mặt đáy phẳng, diện tích tiếp xúc không quá nhỏ sẽ là “chân ái”. Những dụng cụ này sẽ giúp tăng hiệu quả đun nấu và tiết kiệm điện năng tối ưu.

– Nồi, chảo có đường kính từ 10 – 26 cm khi dùng với bếp từ sẽ cho hiệu suất truyền nhiệt cao và ít gây tổn thất nhiệt.

– Đường kính nồi, chảo lớn hơn đường kính vòng từ trên bếp sẽ khiến xảy ra tình trạng không tương thích.

– Nồi, chảo có đáy từ nổi gờ, việc tiếp xúc với mặt bếp từ sẽ ít hơn, có thể làm giảm khả năng tương thích với bếp.

Tổng hợp bởi Chuyên gia cơ điện MESMART

Bản đồ chỉ đường:

Language »