Năng lượng mặt trời mái nhà – 2021

THÔNG TIN VỀ THỰC HIỆN MUA BÁN ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ

1. Chủ trương của Chính phủ trong việc thực hiện các dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN):

– Ngày 11/4/2017, Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích người dân lắp đặt các hệ thống điện mặt trời trên mái nhà để sử dụng và có thể bán lại phần điện dư cho ngành điện, ban hành theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg và ngày 08/01/2019 ban hành Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg.
– Ngày 06/01/2020, Bộ Công Thương đã có văn bản số 89/BCT-ĐL về việc thực hiện các thỏa thuận với điện mặt trời áp mái. Trong đó, Bộ Công Thương chỉ đạo: EVN tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái. EVN chịu trách nhiệm đảm bảo các hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối vào hệ thống điện quốc gia tuân thủ đúng quy định của pháp luật và không gây quá tải lên hệ thống điện hiện hữu.
– Ngày 6/4/2020, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, thay thế Quyết định 11/2017/QĐ-TTg hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019.
Chương trình hợp tác hỗ trợ khách hàng lắp đặt điện mặt trười mái nhà:

  • Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà (Tập đoàn Sơn Hà):

Ngày 17/04/2020, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn TP Hà Nội giữa Tổng công ty và Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà (Tập đoàn Sơn Hà). Theo đó, trong năm 2020 khách hàng tại Hà Nội khi tham gia lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ được hỗ trợ tiền mặt 2 triệu đồng cho hệ thống có công suất dưới 3KWp và 5 triệu đồng cho hệ thống có công suất từ 3KWp trở lên, thực hiện công việc thủ tục liên quan đến thay thế công tơ điện 2 chiều và cung cấp dịch vụ bảo trì miễn phí cho hệ thống trong 2 năm đầu.

  • Công ty CP ĐT & PT Năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK):

Ngày 13/05/2020, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã ký kết Hợp đồng hợp tác với Công ty CP ĐT & PT Năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK) về việc Phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn TP Hà Nội. Chương trình áp dụng:
+  Hộ gia đình (công suất lắp đặt <= 20 kWp): khách hàng sẽ được giảm giá trực tiếp vào chi phí, với mức: 615.000 vnđ/ kWp.
+  Hộ gia đình/CSKD thương mại – dịch vụ – sản xuất (công suất lắp đặt > 20 kWp), khách hàng sẽ được giảm giá trực tiếp vào chi phí, với mức: 400.000 vnđ/ kWp.

2. Xác định hệ thống điện mặt trời trên mái nhà (viết tắt là ĐMTMN):

– Hệ thống ĐMTMN là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được
lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW(căn cứ trên tổng công suất các bộ inverter của hệ thống), đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống.
– Đối với dự án ĐMTMN có công suất > 01 MWp: chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời, thủ tục cấp phép hoạt động điện lực theo quy định của Nhà nước.
– Hệ thống điện mặt trời mái nhà phải có hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15%.

3. Cơ chế mua bán điện

– Các dự án ĐMTMN được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.

4. Giá mua điện

– Khách hàng có ngày vận hành thương mại trước 30/6/2019 giá mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà áp dụng trong năm 2020 (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 2.164 VNĐ/kWh (bằng chữ: Hai nghìn một trăm sáu mươi tư đồng/kWh), tương đương 9,35 UScents/kWh.
– Khách hàng lắp đặt kể từ sau ngày 30/6/2019 giá mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà áp dụng theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ

TTĐiện mặt trời mái nhàGiá điện (chưa VAT)
VNĐ/kWhTương đương UScent/kWh
1Từ ngày 01/7/2019 đến 31/12/20191.9138,38
2Từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/20201.9408,38
3Kể từ năm 2021 và các năm tiếp theo,8,38 UScent/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng NN Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước
Ghi chú: Tỷ giá tính theo tý giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.

5. Thanh toán tiền điện

– Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) được xác định cho từng năm và được tính đến hàng đơn vị đồng (không làm tròn số).
– Hình thức thanh toán: chuyển khoản. Phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu.
– Giá trị thanh toán:

  • Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: hằng tháng CTĐL thực hiện nhận hóa đơn, kiểm tra và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.
  • Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn: Hàng tháng, CTĐL thực hiện thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư, tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT. Sau thời điểm kết thúc hàng năm hoặc sau khi kết thúc hợp đồng mua điện từ dự án, căn cứ “Biên bản xác nhận chỉ số công tơ, điện giao nhận và tiền điện thanh toán hai bên sẽ thực hiện quyết toán tiền thuế GTGT theo quy định (nếu có).
  • Cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án ĐMTMN có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thuộc đối tượng áp dụng tỷ lệ thuế GTGT trên doanh thu. Cá nhân, hộ gia đình thực hiện dự án ĐMTMN có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì doanh thu bán điện thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

6. Trình tự, thủ tục đấu nối và ký hợp đồng

     Sau khi lắp đặt hệ thống ĐMTMN, chủ đầu tư có nhu cầu hoà lưới điện quốc gia, bán phần điện dư cho ngành điện, có thể liên hệ với Tổng đài chăm sóc khách hàng của EVNHANOI theo số điện thoại 19001288 hoặc đến trực tiếp Công ty Điện lực trên địa bàn khách hàng lắp đặt hệ thống ĐMTMN để được hỗ trợ kiểm tra điều kiện hoà lưới và hướng dẫn thủ tục ký hợp đồng mua bán điện mặt trời.

LƯU ĐỒ THỰC HIỆN ĐẤU NỐI, MUA BÁN ĐIỆN TỪ
DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ

a. ​Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu bán điện từ dự án điện mặt trời mái nhà của Chủ đầu tư

b. Thanh toán tiền điện đối với dự án điện mặt trời mái nhà

7. Các hạng mục kiểm tra ban đầu khi đấu nối và trong quá trình vận hành dự án điện mặt trời mái nhà

TTHạng mục kiểm traMô tả đặc tính
(Theo Thông tư 39/2015/TT- BCT và Thông tư 16/2017/TT-BCT)
Đấu nối lưới hạ áp 1 phaĐấu nối lưới hạ áp 3 pha
Kiểm tra ban đầu khi đấu nốiKiểm tra trong quá trình vận hànhKiểm tra ban đầu khi đấu nốiKiểm tra trong quá trình vận hành
1Tần số
Hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát điện liên lục trong dải tần số  49 Hz đến 51 Hz. Khi tần số  hệ thống điện nằm ngoài dải tần số nêu trên thì hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu 0,2 giây.
Đáp ứngĐáp ứng
2Điện áp
Hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát điện liên tục khi điện áp tại điểm đấu nối trong dải từ 85% đến 110% điện áp định mức. Khi điện áp tại điểm đấu nối nằm ngoài dải điện áp như đã nêu trên thì hệ thống điện mặt trời phải có khả năng duy trì vận hành phát điện trong thời gian tối thiểu 02 giây.
Đáp ứngĐáp ứng
3Cân bằng phaThành phần thứ tự nghịch của điện áp pha so với điện áp danh định trong chế độ làm việc bình thường phải ≤ 5%.Đáp ứng
4Xâm nhập của dòng điện một chiềuSự xâm nhập của dòng điện một chiều vào lưới điện phân phối so với dòng định mức tại điểm đấu nối phải ≤ 0,5%.Đáp ứngĐáp ứng
5Sóng hài
điện áp
Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại điểm đấu nối phải ≤ 6,5%.Đáp ứngĐáp ứng
Tổng độ biến dạng sóng hài dòng điện tại điểm đấu nối  phải ≤ 20% dòng điện phụ tải đối với công suất nhỏ hơn 50 kW và ≤ 12% dòng điện phụ tải đối với công suất từ 50 kW trở lên.Đáp ứngĐáp ứng
6Nối đấtHệ thống điện mặt trời đấu nối

vào  lưới  điện  hạ  áp  phải nối đất trực tiếp.
Đáp ứngĐáp ứng
7Bảo vệHệ thống điện mặt trời phải tự ngắt kết nối khi xảy ra sự cố mất điện từ lưới điện phân phối.Đáp ứngĐáp ứngĐáp ứngĐáp ứng
Hệ thống điện mặt trời phải tự ngắt kết nối với lưới điện phân phối khi xảy ra sự cố nội bộ của hệ thống điện mặt trời.Đáp ứngĐáp ứng

Biểu mẫu để khách hàng có thể tải về gồm

Văn bản liên quan

Số liệu giải tỏa công suất lưới điện đối với điện mặt trời mái nhà:

Bản đồ chỉ đường:

Language »